Trẻ khó ngủ: dấu hiệu của vấn đề thiếu hụt chất dinh dưỡng
Trẻ thường xuyên khó ngủ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất và tinh thần. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó thiếu hụt dinh dưỡng được xem là tác nhân hàng đầu dẫn đến chứng khó ngủ ở trẻ.
Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ nhỏ
Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển toàn diện thể lực, trí tuệ và tinh thần. Do đó, cần duy trì cho trẻ thói quen ngủ sâu và đủ giấc mỗi ngày để có thể:
- Giúp não bộ phát triển toàn diện, tăng cường khả năng tập trung, phản xạ.
- Tạo tinh thần luôn thoải mái, hoạt bát, phấn khởi.
- Hệ xương khớp phát triển toàn diện, khỏe mạnh giúp tăng cường phát triển chiều cao.
- Hạn chế những triệu chứng, bệnh tật có hại cho trẻ như: tinh thần căng thẳng, rối loạn hành vi, béo phì,…
Trẻ khó ngủ báo hiệu cơ thể thiếu hụt chất gì?
Trẻ khó ngủ thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể có thể thiếu hụt những dưỡng chất sau:
Thiếu Vitamin D
Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ thiếu Vitamin D thường có giấc ngủ không sâu, dễ giật mình ngay cả khi không có yếu tố tác động. Thậm chí trong nhiều trường hợp, trẻ có thể chậm biết đi, tóc ở vành khăn rụng nhiều, dễ quấy khóc,…
Để khắc phục vấn đề này, các bậc cha mẹ nên lưu ý bổ sung thường xuyên các thực phẩm như cá, sữa, lòng đỏ trứng trong khẩu phần ăn hàng ngày, ngoài ra có thể phơi nắng trẻ trong khung giờ từ 7 đến 8h sáng.
Thiếu Canxi
Thiếu Canxi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển xương khớp ở trẻ nhỏ. Từ đó dẫn đến các hiện tượng như mỏi cơ xương khớp, chuột rút khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, trằn trọc, việc đi vào giấc ngủ gặp nhiều khó khăn.
Nếu quan sát và nhận thấy những dấu hiệu trên ở trẻ nhỏ, cần lưu ý bổ sung Canxi cho trẻ thông qua các thực phẩm như: rau lá có màu xanh, đậu nành, sữa chua..
Thiếu Magie
Magie đóng nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể như:
- Duy trì hoạt động của các các cơ quan trong cơ thể.
- Hoàn thiện các chức năng của não bộ.
- Đảm bảo hệ tim mạch luôn khỏe mạnh.
- Tăng sản sinh Melatonin, Hormone, điều hòa nhịp sinh học của cơ thể.
- Tăng nồng độ GABA – một chất dẫn truyền thần kinh hóa học giúp làm dịu thần kinh.
Qua đó có thể thấy, việc bổ sung đủ dưỡng chất Magie sẽ giúp cho tinh thần được thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Do đó, nếu trẻ có biểu hiện khó ngủ, tâm trạng mệt mỏi, nhịp tim thất thường,… cần lưu ý bổ sung Magie từ các dạng thực phẩm: rau của quả, gạo lứt, thịt, thức ăn chế biến từ sữa,…
Thiếu Protein
Protein là hoạt chất có chứa các Acid Amin giúp tạo nên các các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các chất dẫn thần kinh hóa học trong não bộ con người như: GABA, Endorphin, Serotonin. Qua đó giúp cho tinh thần luôn được ổn định, thoải mái, giữ được bình tĩnh, từ đó hạn chế được các tác nhân xấu gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Từ đó có thể nhận định rằng, cơ thể thiếu hụt Protein là một trong những tác nhân dẫn đến mất ngủ ở trẻ nhỏ. Nếu không sớm khắc phục vấn đề này, có thể dẫn đến:
- Trẻ ngủ không sâu giấc, dễ bị giật mình.
- Phản ứng với tự nhiên chậm, mức độ tập trung kém.
- Xương dễ dàng bị gãy khi có yếu tố tác động.
- Tóc rụng bất thường, móng tay xuất hiện các dải màu trắng hoặc đốm nâu.
Các vấn đề trên hoàn toàn có thể cải thiện được bằng cách thiết lập một chế độ dinh dưỡng bổ sung thêm Protein từ yến mạch, bông cải xanh, cá, thịt đỏ,…
Thiếu Vitamin B12
Vitamin B12 có ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ, hệ tiêu hóa, kết mạc, giác mạc ở trẻ. Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt Vitamin B12 sẽ khiến trẻ trở nên khó ngủ, dễ bị các bệnh về rối loạn tiêu hóa, giác mạc và kết mạc suy giảm,… Biểu hiện cụ thể hơn là trẻ dễ bị dị ứng với ánh sáng, khóe miệng thường xuyên bị nứt nẻ, kém ăn, chậm lớn,…
Nhóm Vitamin B12 thường có nhiều trong các thực phẩm như: các loại nấm, sữa và trứng.
Thiếu Vitamin C
Vitamin C là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra Collagen – dạng Protein giúp thực hiện chức năng nâng đỡ mạch máu, xương, sụn và các mô phía dưới da. Đồng thời, dưỡng chất này còn tham gia vào quá trình chuyển hóa Acid Folic, tăng cường khả năng hấp thu Sắt.
Thiếu hụt Vitamin C có thể dẫn đến những biểu hiện như: da dễ bị bầm khi có tác động nhẹ, người uể oải, vết thương thường lâu lành, răng vàng ố, người thường xuyên nhức mỏi,… Lúc này, người mẹ cần bổ sung Vitamin C cho trẻ bằng cách thường xuyên chế biến thức ăn từ các loại thực phẩm sau: chanh, cam, cà chua, ớt xanh, Kiwi, khoai lang,…
Việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh, giấc ngủ ngon và sâu cho trẻ là điều vô cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chế độ dinh dưỡng dù được thiết lập rất khoa học, đầy đủ nhưng hiện tượng biếng ăn, kém hấp thu vẫn diễn ra ở trẻ. Điều này đã khiến các ông bố bà mẹ không khỏi lo lắng.
SIÊU THỊ KHỎE & ĐẸP
Địa chỉ: 125 Man Thiện, p. Hiệp Phú, Q9, HCM
Email: sieuthikhoevadepvietnam@gmail.com
Hotline: 0935 018 078
Xem thêm