Những mẹo chăm sóc da giúp mẹ bầu luôn tươi trẻ, khỏe mạnh
Nhiều phụ nữ khi bước vào giai đoạn mang bầu luôn gặp những thay đổi tiêu cực về da gây mất tự tin, thẩm mỹ. Thấu hiểu lo lắng trên, Siêu Thị Khỏe Và Đẹp tổng hợp một số thông tin hữu ích từ các chuyên gia da liễu, mang đến cho bạn đọc những mẹo chăm sóc da hữu ích khi mang bầu.
Khi mang bầu, da sẽ có những thay đổi gì?
Hiện nay vẫn chưa có kết luận cụ thể, chính xác về nguyên nhân dẫn đến những thay đổi da của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng, phần lớn sự thay đổi này là do quá trình rối loạn nồng độ Hormone trong quá trình mang thai. Trong đó, có ba sự thay đổi về da phổ biến nhất là:
Nám và tàn nhang
Tình trạng này hình thành do sự tăng trưởng quá mức các sắc tố quyết định màu da và tóc của cơ thể, có tên gọi là Melanin. Phần lớn những nốt nám và tàn nhang sẽ tự biến mất sau khi sinh con, tuy nhiên cũng không ít trường hợp xuất hiện nhiều nám, gây mất thẩm mỹ.
Rạn da
Trong quá trình phát triển của thai kỳ, nếu trọng lượng có thể của người mẹ phát triển nhanh chóng có thể sẽ dẫn đến rạn da. Các vết này thường có màu đỏ, xuất hiện phổ biến tại bụng, mông, ngực và đùi. Tình trạng này thường khó khắc phục và không có khả năng tự biến mất hoàn toàn sau khi sinh.
Mụn trứng cá
Đây được xem là tình trạng phổ biến và hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải, mức độ nặng nhẹ phụ thuộc và thể trạng và cách chăm sóc. Đối với những người đã có tình trạng mụn trứng cá trước đó thì giai đoạn mang thai sẽ bộc phát nặng hơn, thậm chí dẫn đến những hậu quả nặng nề như: sẹo rỗ, viêm da,… Vấn đề này được hình thành là do thay đổi, rối loạn nội tiết tố.
Làm thế nào để mẹ bầu có làn da khỏe mạnh?
Hầu hết những vấn đề về da khi mang bầu thường rất khó khắc phục trong giai đoạn thai kỳ nếu không có chế độ chăm sóc bên ngoài và bên trong hợp lý. Ngoài ra, để hạn chế những tình trạng trên, mẹ bầu cần lưu ý một số giải pháp sau để góp phần ngăn chặn những thay đổi tiêu cực ở da.
Da bị nám và tàn nhang
- Tia UVA và UVB được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tăng sắc tố gây nám da, sạm da. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong giai đoạn từ 9h sáng đến 15h chiều (khoảng thời gian có thể thay đổi theo mùa). Nếu cần phải ra đường, nên sử dụng kem chống nắng và che chắn kín da bằng găng tay, khẩu trang, áo dài tay,…
- Nên sử dụng sản phẩm rửa mặt phù hợp và tiến hành vệ sinh da 2 đến 3 lần mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, chất nhờn cũng như tế bào chết trên da.
- Thực đơn hàng ngày nên bổ sung các nhóm thức ăn chứa nhiều Canxi, Vitamin A, C và E trong rau, củ, quả,… hay một số viên uống bổ sung.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để đảm bảo da đủ độ ẩm, có thể sử dụng nước lọc hoặc các loại nước ép.
- Hạn chế các món cay, nóng, chế biến sẵn nhiều dầu mỡ cũng như đồ uống có gas và chất kích thích.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt hợp lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi,… kết hợp tập luyện thể dục thể thao phù hợp.
Da mụn
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê đơn các loại kem bôi ngoài da, có thể kết hợp thêm sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm. Quá trình sử dụng nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý thay đổi các loại thuốc đã được kê.
- Giữ da luôn được sạch sẽ, hạn chế sự tấn công của các loại vi khuẩn, bụi bẩn gây hại bằng cách giặt sạch vỏ gối, khăn lau mặt thường xuyên, sử dụng sữa rửa mặt phù hợp,…
- Không cọ xát mạnh vào vùng da đang bị mụn nhằm tránh các nốt viêm vỡ ra khiến tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn. Tuyệt đối không nặn mụn trong giai đoạn này để tránh để lại sẹo rỗ vĩnh viễn.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá nhiều, vấn đề này không chỉ gây nám, sạm da mà còn khiến da dễ tổn thương, tăng hoạt động của các tuyến bã nhờn và hình thành mụn trứng cá.
- Bà bầu cần lưu ý hạn chế trang điểm để tránh gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Nếu thật sự cần thiết, hãy chọn những sản phẩm không chứa gốc dầu và tẩy trang càng sớm càng tốt.
- Duy trì thói quen ăn uống những món có lợi cho sức khỏe như thực phẩm chứa nhiều Vitamin, quả mọng nước,… tránh những thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Rạn da
- Bổ sung đầy đủ các loại Vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc sử dụng viên uống bổ sung theo sự hướng dẫn của y bác sĩ có chuyên môn. Qua đó sẽ giúp da khỏe mạnh và nhanh chóng phục hồi tổn thương do các vết rạn gây ra.
- Kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể khi mang thai là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm chống lại quá trình rạn da. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trung bình mỗi mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10 đến 15 kg trong suốt thai kỳ.
- Duy trì độ ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng phù hợp, khuyến cáo nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để an toàn cho mẹ và bé. Duy trì thói quen sử dụng kem dưỡng ít nhất hai lần mỗi ngày sẽ giúp da dẻo dai và khỏe mạnh hơn.
- Duy trì thói quen uống đủ nước, đối với mẹ bầu nên uống từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày.
Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu sẽ có những cẩm nang cần thiết trong việc chăm sóc da ở giai đoạn thai kỳ. Bên cạnh việc sở hữu một làn da tươi tắn, điều quan trọng nhất đó là mẹ bầu cần giữ một tinh thần lạc quan, xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ, khoa học để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân, đồng thời cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho bé ngay ở giai đoạn thai kỳ.
SIÊU THỊ KHỎE & ĐẸP
Địa chỉ: 125 Man Thiện, p. Hiệp Phú, Q9, HCM
Email: sieuthikhoevadepvietnam@gmail.com
Hotline: 0935 018 078
Xem thêm